Lịch sử Sác-lô

Sác-lô trong bộ phim "Mabel's Strange Predicament"Sác-lô ra mắt trước công chúng đầu tiên trong phim "Kid Auto Races in Venice" (năm 1914)

Nhân vật Sác-lô ban đầu được tạo ra một cách tình cờ khi Charlie Chaplin lúc này đang làm việc tại Keystone Studios của Mack Sennett, trong khi đang hóa trang cho nhân vật của mình trong bộ phim ngắn “Mabel's Strange Prjectament “ (tạm dịch “Dự đoán kì lạ của Mabel”)  do Mabel Normand và Charlie Chaplin đóng vai chính. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1933, Charlie Chaplin đã giải thích cách ông sáng tạo ra diện mạo của Sác-lô:

“Một bối cảnh khách sạn được xây dựng để quay bộ phim “Dự đoán kì lạ của Mabel”  và tôi đã được bảo trang điểm sao cho nhân vật của mình trở nên vui vẻ. Lần này tôi đến tủ quần áo và có được một chiếc quần baggy, áo khoác bó sát, một chiếc mũ quả dưa nhỏ và một đôi giày lớn. Tôi muốn quần áo phải là một khối mâu thuẫn và tôi biết rằng hình ảnh của nhân vật sẽ được phác họa sống động trên màn hình. Để điểm thêm một chút nét hài hước, tôi đeo một bộ ria mép nhỏ nhưng nó sẽ không che đi biểu cảm của tôi. Sự xuất hiện của tôi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ mọi người, kể cả ông Sennett. Bộ quần áo dường như thấm nhuần tinh thần của nhân vật. Anh ta thực sự đã trở thành một người đàn ông có tâm hồn, có suy nghĩ. Tôi xác định với ông Sennett tính cách của nhân vật. Anh ta mang trong mình một bầu không khí nghèo đói một cách lãng mạn, anh ta mãi mãi tìm kiếm sự lãng mạn, nhưng đôi chân của anh ta sẽ không để anh ta thực hiện điều đó”.

Sác-lô trong bộ phim "The Kid" (năm 1921)

Nhiều người nhầm lẫn Sác-lô xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim “Kid Auto Races at Venice” (phát hành ngày 7 tháng 2 năm 1914) nhưng thực ra Sác-lô đã xuất hiện trước đó trong bộ phim “Dự đoán kì lạ của Mabel” (phát hành ngày 9 tháng 2 năm 1914), tức là bộ phim được quay trước đó nhưng lại phát hành muộn hơn, đồng nghĩa với việc bộ phim “Kid Auto Races at Venice” là bộ phim thứ hai nhân vật Sác-lô xuất hiện và là bộ phim đầu tiên mà Sác-lô ra mắt trước công chúng. Charlie Chaplin với nhân vật Sác-lô nhanh chóng trở thành ngôi sao nổi tiếng nhất trong công ty Keystone Studio của đạo diễn Mack Sennett. Charlie Chaplin tiếp tục diễn vai Sác-lô trong nhiều bộ phim ngắn sau đó và tiếp theo đó là những bộ phim thời lượng dài (Thời gian này Charlie Chaplin vẫn tham gia một số ít bộ phim không có nhân vật Sác-lô).

Tập tin:Sác-lô trong phim "Modern Times".jpg./Special:FilePath/Sác-lô_trong_phim_"Modern_Times".jpg

Sác-lô trở nên nổi tiếng toàn thế giới gắn liền với kỷ nguyên phim câm và được công nhận là một nhân vật quốc tế. Khi kỷ nguyên phim có tiếng bắt đầu vào cuối những năm 1920, Charlie Chaplin đã từ chối sản xuất phim có tiếng cho Sác-lô, hẳn một phần là do ông xác định rằng Sác-lô là một người Mỹ trong khi đó bản thân của ông lại có giọng Anh mạnh mẽ, rõ ràng. Trong bộ phim “Modern Times” (tạm dịch: “Thời đại Tân kỳ”) phát hành năm 1936 của Charlie Chaplin là bộ phim đầu tiên công chúng nghe được giọng nói của Sác-lô, trong đó Sác-lô đã hát một bài hát vô nghĩa có nguồn gốc Pháp/Ý. Dù Sác-lô cuối cùng cũng đã lên tiếng nhưng nó vẫn không làm mờ nhạt đi mối liên hệ giữa anh ta với kỷ nguyên phim câm.

Trong bộ phim “The Great Dictator” (tạm dịch: “Nhà độc tài vĩ đại”) phát hành năm 1940 của Charlie Chapin, ông đã đóng một vai kép, vừa là một nhà độc tài Adolf Hitler, vừa là một anh thợ cắt tóc người Do Thái. Dù Charlie Chaplin đã tuyên bố anh thợ cắt tóc ấy không phải là Sác-lô nhưng trong phim ông xây dựng nhân vật này có ngoại hình chung giống với Sác-lô và có giọng nói (chính là giọng Anh của Charlie Chaplin).

Năm 1959, khi đang thực hiện “The Chaplin Revue” (tạm dịch: “Chaplin trở lại”), Charlie Chaplin có một cuộc phỏng vấn và ông đã nói rằng: “  I was wrong to kill him. There was room for the Little Man in the atomic age” (tạm dịch: “Tôi đã sai khi giết anh ta. Có chỗ cho Người đàn ông nhỏ bé ấy trong thời đại này”).

Một nghệ sĩ biểu diễn vaudeville tên là Lew Bloom đã tạo ra một nhân vật lang thang tương tự như Sác-lô và đã truyền cảm hứng cho Charlie Chaplin. Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Herald năm 1957, Charlie Chaplin nhớ lại việc được truyền cảm hứng từ các nhân vật lang thang Weary WillieTired Tim từ tạp chí truyện tranh Illustrated Chips.